Để có thể phân biệt được nhãn in satin có biên và satin không biên, chúng ta phải biết rằng tem nhãn satin luôn được yêu thích bởi chúng phù hợp khi gắn lên mọi chất liệu từ dạng vải linen, voan, phi bóng, Jeans… Đặc biệt, nhãn satin càng được ưa chuộng bởi chi phí thấp, nội dung thiết kế sẽ được in lên vải satin luôn sắc và rõ nét. Mác satin bao gồm nhãn in satin có biên (còn gọi là satin tốt) và nhãn in satin không biên (còn gọi là satin thường), mỗi chất liệu sẽ có đặc điểm cũng như “chức năng” khác nhau. Hãy cùng Des ClothingLabels phân biệt chúng trong bài viết này nhé.
Đặc điểm mềm mại, ít gây kích ứng hay khó chịu lên da như mác cotton cũng chính là đặc điểm nổi trội của mác satin. Nếu như bề mặt của mác cotton ở dạng thô, kiểu fancy thì mác satin lại có bề mặt láng mịn, chất liệu sáng bóng và sang trọng. Để dễ hình dung, độ mềm mại của satin các bạn có thể liên tưởng ngay chất lụa và độ sáng bóng sẽ giống như vải voan. Chính vì vậy, mác satin rất phù hợp làm nhãn mác gắn quần áo và dùng là mác thương hiệu thời trang thiết kế.
Mác satin không phải là mác dệt, nghĩa là mọi thông tin thiết kế sẽ được in lên chất vải nền satin (nên được gọi là nhãn in satin). Các thông tin này có thể là logo, tên thương hiệu hay thậm chí là các nội dung khác liên quan trực tiếp đến sản phẩm như quy cách giặt ủi, hướng dẫn bảo quản, QR code…
Màu sắc để có thể in lên chất liệu satin rất đa dạng và không giới hạn, đặc biệt những màu trầm nóng như đen, đỏ đô, vàng đồng, nâu đậm, nhũ bạc… sẽ giúp thông tin thêm nổi bật trên nền satin có sẵn. Thành phẩm ngoài dạng cuộn, có thể xử lý gia công cắt xếp rất phù hợp, bởi chúng sẽ được xử lý bằng sóng âm chuyên dụng, thuận tiện và dễ dàng trong quá trình sử dụng may lên quần áo.
Nếu như mác dệt có ưu điểm là nền màu đa dạng, không giới hạn, đáp ứng được các loại màu sắc khác nhau thì nhãn satin lại bị hạn chế màu nền, khách hàng rất ít có lựa chọn. Bởi ngoài màu trắng và đen, mác satin chỉ có thêm một số màu như xanh dương, xám nhạt, màu kem, màu hồng, màu đỏ, màu vàng…II. Phân biệt mác in satin có biên và mác in satin không biên
Như đã nói trên, nhãn in satin có hai chất liệu chính là satin tốt (satin có biên) và satin thường (satin không biên). Dù là cùng loại mác satin nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
– Cả hai loại đều có bề mặt láng mịn, mềm mại và sáng bóng phù hợp dùng làm nhãn in may mặc quần áo.
– Nền trắng và nền đen là màu nền cơ bản, riêng satin có biên có thêm những màu nền khác nhưng hạn chế.
– Đều có thể gia công cắt xếp bằng sóng âm.
– Với mác dệt, thông tin và size chữ trong thiết kế cần có độ dày và cao nhất định, ngoài ra nên hạn chế dệt logo có yêu cầu nét thanh và mảnh. Thì nhãn in satin được lựa chọn bởi “chất lượng” của mực in trên vải satin. Nội dung hay các thông tin có thiết kế chi tiết cao, nhiều nét thanh và mảnh sau khi in lên chất vải satin sẽ ít bị ảnh hưởng và vẫn giữ được rõ nét so với bản thiết kế cần in ấn. Tuy nhiên, chính vì là nhãn in nên cả hai có “tuổi thọ” bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chế độ sử dụng và giặt ủi. Với satin nền trắng sẽ bền màu hơn satin nền đen và màu in cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bám mực của màu trên nhãn satin.
– Vải satin có biên dày hơn satin không biên và chất liệu mềm mại, sáng bóng hơn. Chính vì vậy, satin có biên rất phù hợp để làm mác in logo, mác in thương hiệu gắn cổ áo bởi satin có biên sang hơn.
– Vải satin không biên mỏng và bề mặt hơi nhám, không sáng bóng và sang trọng như satin có biên. Thế nên, ít có thương hiệu nào sử dụng satin thường làm mác logo hay mác thương hiệu của họ thay vào đó, chúng sẽ là lựa chọn hàng đầu để in các thông tin như chế độ giặt ủi, hướng dẫn bảo quản, làm mác thành phần, mác may hông áo thay thế cho nhãn in giấy dai hiện nay (nhãn in giấy dai rất dễ bị tác động trong giặt ủi làm hư form nhãn, màu sắc bị ảnh hưởng. Còn nhãn in satin có độ bền cao, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các chế độ giặt ủi, đảm bảo vẫn giữ được form nhãn sau khi giặt).
– Ngoài phân biệt bằng độ dày, độ sáng và độ nhám của bề mặt nhãn, chúng ta có phân biệt chúng bằng mặt thông qua hai biên cạnh của nhãn (cạnh trên và cạnh dưới của khổ nhãn). Đối với satin tốt, phần cạnh trên và dưới của vải sẽ có dập biên, còn satin thường sẽ không có biên trên dưới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nhãn in satin thường sẽ bị tưa chỉ biên trên và dưới, bởi chúng đã được xử lý đặc biệt giúp biên nhãn không bị tác động.
– Chi phí của satin có biên sẽ cao hơn satin không biên.
Mác in satin có biên và mác in satin không biên có độ đa dụng cao, phù hợp gắn lên mọi chất liệu nên được các chủ shop tin tưởng lựa chọn, đặc biệt là thương hiệu mới mở, quy mô nhỏ hoặc bán hàng online.
Nhãn in satin có biên không chỉ phù hợp làm mác in logo, mác thương hiệu mà cũng có thể là mác may thông tin giặt ủi gắn hông áo. Tem có thể gắn tất cả các sản phẩm từ mác quần áo, mác thời trang thiết kế cao cấp, mác gắn lên giày dép, mác may vào túi xách balo, mác gắn lên gấu bông. Đặc biệt, satin có biên còn là lựa chọn hàng đầu làm dây ruy băng gói quà, dây ruy băng đóng hộp, dây ruy băng trang trí có in logo, tên thương hiệu tăng thêm sự tinh tế, độc đáo và sang trọng. Ngoài ra, có thể sử dụng làm dây treo cầu vai áo, dây treo tag áo.
Nhãn in satin không biên kém sang hơn satin có biên. Chính vì vậy, satin không biên thường được in thông tin giặt ủi, thông tin bảo quản, in các qr code, làm mác may hông áo, mác phụ, mác thành phần. Xu hướng hiện nay rất nhiều chủ thương hiệu lựa chọn mác satin thay thế cho mác in giấy dai bởi chúng gần như không tác động làm hư hỏng, mất form nhãn trong quá trình giặt.
Còn bạn, bạn đã lựa chọn được chất liệu cho sản phẩm của mình chưa. Nếu chưa hãy gọi 0909092706 để chúng mình tư vấn thêm nhé.
Tham khảo thêm thiết kế của nhãn in satin có biên tại đây và nhãn in satin không biên tại đây các cậu nhé.