SAI MÀU TRONG IN ẤN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

admin | 07/12/2022
Các thành phẩm sau khi in ấn hay còn gọi là ấn phẩm thường sẽ bị lỗi về màu sắc sau khi in. Vì vậy để hạn chế lỗi sai màu, thiết kế cần chú ý lựa chọn hệ màu, hiệu ứng và mật độ màu cho ấn phẩm.

Các thành phẩm sau khi in ấn có tên gọi khác là ấn phẩm. Ấn phẩm trong ngành thời trang bao gồm danh thiếp (namecard, card visit hay bussiness card), thẻ bài giấy, các loại card cảm ơn, thẻ tích điểm, túi giấy và hộp giấy… Tuy nhiên, các ấn phẩm thực tế có sự chênh lệch về màu sắc, bao gồm cả bị lệch hoặc sai màu so với bản thiết kế. Vậy tại sao lại có sai màu trong in ấn và cách khắc phục là gì? Hãy cùng Des ClothingLabels tim hiểu qua bài viết chia sẽ dưới đây.

 

TẠI SAO CÓ SỰ CHÊNH LỆCH MÀU SẮC TRONG ẤN PHẨM

Chất liệu giấy sử dụng trong in ấn rất đa dạng, từ giấy mỹ thuật, giấy Ivory, giấy kraft,… trong đó giấy Couche hay Bristol với định lượng độ dày 300gsm (còn được gọi là giấy C300 và B300) được lựa chọn để in thẻ bài và danh thiếp phổ thông nhất. Việc sử dụng giấy B300 hay C300 bởi chúng đáp ứng được các tiêu chí như chi phí rẻ, chất giấy có định lượng độ dày vừa phải và phù hợp với nhiều loại mực in phổ biến hiện nay. Đồng thời, để giúp bảo vệ chống thấm nước lên bề mặt của giấy, tăng tuổi thọ và giúp giấy trở nên cứng cáp hơn; B300 và C300 sau khi in có thể cán thêm một lớp màng mỏng.

 

cach-khac-phuc-loi-in-tag-bi-sai-mau

 

Đối với khách hàng, chất liệu giấy này có thể đáp ứng được các yêu cầu về số lượng cần sử dụng tương đối ít và vừa phải, song song đó giá thành rẻ, có thể phù hợp gắn lên mọi loại quần áo từ thời trang thiết kế cho đến hàng nhập khẩu cần tag mác gắn giá sản phẩm. Và để đáp ứng được các yêu cầu giá thành nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo phù hợp, các xưởng in như Des ClothingLabels đã chọn chất giấy B300/C300 in bằng kỹ thuật ghép bài trên máy in offset công nghiệp (máy in 4 màu hay 6 màu). Kỹ thuật ghép bài là sự sắp xếp tất cả các thiết kế của khách hàng trên cùng một khuôn kẽm, sau đó sẽ sử dụng khuôn kẽm này đưa vào máy in offset và in trên một khổ giấy lớn. Kích thước thành phẩm theo yêu cầu riêng sẽ được đưa vào máy cắt xả chuyên dụng. Nhược điểm của in offset và ghép bài chính là các ấn phẩm sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về màu sắc.

Ví dụ : thiết kế của bạn có kích thước thành phẩm là 55×90 mm với màu đỏ chủ đạo nhưng được sắp xếp xung quanh các mẫu màu nâu đậm, khi đó thành phẩm của bạn có thể bị ảnh hưởng chuyển qua màu đỏ nâu.

 

MỘT SỐ LỖI THIẾT KẾ DẪN ĐẾN IN SAI MÀU VÀ MẸO KHẮC PHỤC

1. Lỗi hệ màu

Một lỗi phổ thông mà các khách hàng cũng như designer thường bỏ qua chính là hệ màu RGB và CMYK. Hệ màu RGB nói đơn giản là hệ màu hiển thị hình ảnh, còn hệ màu CMYK là hệ màu trong in ấn.

Hệ màu RGB thường là có độ sáng và tươi, giúp hình ảnh trông sống động và thu hút hơn, tuy nhiên hệ màu này không được sử dụng trong máy in offset. Đối với các máy in offset công nghiệp chuyên dụng, hệ màu in phải là CMYK (hay còn gọi là máy in 4 màu). Với các thiết kế chuyển từ RGB sang CMYK thường màu sẽ sậm và tối hơn. Chính vì vậy cũng dẫn đến cảm nhận màu in bị lệch hoặc sai màu so với bản thiết kế khi hiển thị ở chế độ RGB.

Cách khắc phục : chuyển toàn bộ thiết kế từ hệ màu RGB sang CMYK trước khi in ấn.

 

Sự khác biệt giữa RBG và CMYK trong thiết kế in ấn

 

2. Lỗi sử dụng hình ảnh

Trong in ấn thực tế, các hình ảnh vẫn có thể dùng để in banner, poster hay băng rôn. Tuy nhiên đối với in card giấy hay in decal, sử dụng hình ảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ấn phẩm.

Đối với hình ảnh có độ phân giải kém sẽ làm chất lượng không đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra nếu in các font chữ bằng hình ảnh, ấn phẩm sẽ bị nhòe và có thể lệch cũng như sai màu sắc vì hình ảnh không thể chỉnh sửa màu sắc trước khi in.

Cách khắc phục : hạn chế sử dụng hình ảnh có độ phân giải thấp, kích thước thực tế quá chênh lệch so với kích thước thành phẩm cần in. Các font chữ nên chuyển về chế độ vector (chế độ có thể xử lý được tỉ lệ màu sắc).

 

Xưởng in tag mác quần áo

 

3. Lỗi sử dụng hiệu ứng

Hiệu ứng thường dùng trong thiết kế in ấn là Shadow (đổ bóng), blend (trộn màu), transparent (độ hiển thị màu) hay pha trộn giữa các layer (lớp) thiết kế với nhau giúp thiết kế đạt hiệu quả cao trong hiển thị. Thế nhưng, trong in ấn nếu không xử lý đúng cách sẽ làm thiết kế khi in bị lỗi, và ảnh hưởng đến màu in.

Ngoài ra, rất nhiều các bạn thiết kế sử dụng file mock-up hay file có thiết kế sẵn trên phần mềm illustrator khi chuyển quan corel (phần mềm chuyên dùng cho máy in offset) sẽ bị lỗi layer.

Cách khắc phục : nên Bitmaps toàn bộ hiệu ứng trước khi in ấn (Cách Bitmaps trong Corel : Convert to Bitmaps > Chọn chế độ Revolution : 300dpi và Color Mode : CMYK Color (32-bit))

 

 

4. Lỗi chế độ màu

Chế độ màu chính là tỉ lệ (chỉ số) của hệ màu CMYK

– C viết tắt cho từ Cyan : màu xanh dương

– M viết tắt cho từ Magenta : màu hồng

– Y viết tắt cho từ Yellow : màu vàng

– K viết tắt cho từ Key : màu đen (màu đen trong CMYK là chữ K bởi chữ B (Blue – màu xanh dương) đã được sử dụng trong hệ màu RGB).

Như vậy, tỉ lệ màu thay đổi chỉ số sẽ tạo ra một màu sắc mới. Ví dụ C0 M100 Y100 K0 sẽ là màu đỏ, nhưng C0 M60 Y100 K0 sẽ là màu cam.

Với một thiết kế có chỉ số chế độ màu không chuẩn, khi in offset và ghép bài chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lỗi in bị lệch hay sai màu.

Cách khắc phục : hạn chế sử dụng pha trộn màu quá nhiều, vì chúng chỉ đạt hiệu quả về hiển thị nhưng trong in ấn sẽ dẫn đến lỗi màu in. Ngoài ra, nên chọn những xưởng in chuyên nghiệp có thể hỗ trợ tư vấn cũng như chỉnh sửa màu sắc sao cho gần đúng với yêu cầu của thiết kế nhất có thể.

 

 

5. Lỗi do máy in

Lỗi do máy in cũng là một trong những lý do khách quan dẫn đến màu sắc in bị lệch hay sai màu. Như đã tư vấn, máy in sử dụng trong ngành in ấn là máy in offset công nghiệp với bốn đầu kim phun. Các đầu kim phun trong quá trình sử dụng theo thời gian có thể bị lỗi như tắc, nghẽn làm mực in ra không đều, chỉ số chế độ màu bị thay đổi làm màu in bị lệch.

Ngoài ra với cùng một thiết kế, màu sắc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kỹ thuật ghép bài trọng mỗi đợt in khác nhau. Như vậy, chất lượng màu sắc sẽ không được đồng nhất trong mỗi đợt in khác nhau và kể cả trong cùng một đợt in.

Cách khắc phục : lựa chọn nhà cung cấp chất lượng và được tư vấn kỹ trước khi in ấn.

 

 

Trong in ấn thực tế, màu sắc sau khi in bị lỗi hoặc sai màu là rất thường xuyên xảy ra. Các xưởng in chỉ đảm bảo màu sắc sau khi in đạt tỉ lệ tương đối khoảng 70 – 80% so với thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, với kiến thức một số lỗi cơ bản dẫn đến ấn phẩm bị nhòe không sắc nét, hay bị lỗi màu sắc sáng tối,… các thiết kế có thể tham khảo các kiến thức mà Des ClothingLabels chia sẽ trên.

Các bạn cần tìm một cơ sở có thể tư vấn và hỗ trợ thiết kế màu sắc cho sản phẩm gắn quần áo thời trang TPHCM có thể liên hệ ngay 0909092706 hoặc facebook cho công ty Des ClothingLabels nhé. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng nhân sự luôn được cập nhật kiến thức sẽ hỗ trợ cho các bạn trong thiết kế và in ấn tem mác quần áo.

Des Clothinglabels    ■    Kiến Thức    ■    CMYK, IN NAMECARD, IN OFFSET, LỖI IN SAI MÀU, TAG GIẤY, THẺ TREO    ■    SAI MÀU TRONG IN ẤN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC